-
Số Đỏ
0.0
Đọc “Số Đỏ” – phải hiểu tình hình đất nước thời đó mới thấm được mặt trái xã hội Vũ Trọng Phụng truyền tải. Đối tượng nhà văn phê phán là tầng lớp tiểu tư sản Hà Thành đầu thế kỉ 20. Nhưng cái hay là ông không đi vào đối tượng chính mà mượn ngay Xuân – cái thằng “lươn lẹo” lại có thói “trưởng giả học làm sang” – để dựa vào nó mà đào sâu vào phê phán sự rởm đời của giới thượng lưu thành thị, từ đó chuyển hướng nói về “tấn trò đời” của những diễn viên đại tài – họ diễn trong cuộc sống, diễn với những người thân, và diễn cả với chính bản thân mình. Xuân Tóc Đỏ, cái thằng nắm sợi dây huyết mạch cho đứa con tinh thần, xuất hiện một cách hết sức dân dã, gần gũi, gần gũi đến mức trần trụi, vì nó đang bận chim chị hàng mía. Là vì nó cứ sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình… Bấy nhiêu con người góp mặt trong một bức tranh hết sức chân thật về cuộc sống của lớp thị dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. “Đỏ” Nếu nói về nhân vật may mắn đến bất bình thường trong văn học, Trung Quốc có Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký) thì Việt Nam phải nhắc đến Đốc Tờ Xuân. Đúng vậy, thực sự Xuân tóc đỏ số đỏ đến lạ kỳ. -
Đảo Mộng Mơ
0.0
Đảo Mộng mơ là một lát cắt đời sống của những đứa trẻ lên 10 giàu trí tưởng tượng như tất cả mọi đứa trẻ. Chúng mơ mộng, tưởng tượng, và tự làm "hiện thực hóa" những khao khát của mình. Câu chuyện bắt đầu từ một đống cát, và được diễn ra theo nhân vật tôi - cu Tin. Có một hòn đảo hoang, trên đảo có Chúa đảo, phu nhân Chúa đảo, và một chàng Thứ... Bảy. Hàng ngày vợ chồng Chúa đảo và Thứ Bảy vẫn phải đi học, nhưng sau giờ học là một thế giới khác, của đảo, của biển có cá mập, và rừng có thú dữ. Hấp dẫn, đầy quyến rũ, có cãi vã, có cai trị, có yêu thương, có ẩu đả, và cả...những nụ hôn! Tuổi thơ trong Đảo Mộng mơ như trong những tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh, trong veo và ngọt ngào. Những muốn bé lại bằng cu Tin để được cười, được khóc, được làm Chúa đảo thích đọc sách và biết đánh lại lưu manh, bắt giam kẻ cắp. Để được hiểu rằng, đối với trẻ con, nhu cầu được tôn trọng đôi khi lớn hơn gấp bội so với nhu cầu được yêu thương. Văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn thế, trong sáng, dí dỏm, đầy ắp thực tế tâm lý, hành động và ngôn ngữ của trẻ. Hy vọng Đảo Mộng mơ thỏa mãn những khao khát "được chơi", được thỏa chí tưởng tượng mà không bị mắng là "hâm", là "bốc phét" của trẻ, cũng như những băn khoăn của các bậc cha mẹ, làm sao có thể giữ gìn sự trong trẻo hồn nhiên mãi cho con mình. -
Tắt đèn
0.0
Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. -
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
0.0
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm là một trong những sáng tác thành công nhất của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010. Nguyễn Nhật Ánh viết ở mặt sau cuốn sách: "Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em". Với cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã thổi hồn vào những nhân vật xuyên suốt trong câu chuyện của mình. Từ cậu cu Mùi muốn tập tành làm “nhà cách mạng tí hon”, có trí mường tượng phong phú luôn muốn thay đổi tất cả những điều tất yếu và nhàm chán trong cuộc sống thường ngày đến các triết lí nghe có lúc ngô nghê, đôi khi lại đầy sâu sắc của những đứa trẻ chưa đi hết một phần 8 cuộc đời. Thông qua các tình huống đầy gây cấn, thú vị và hài hước, tác giả cũng muốn gửi gắm bạn vào quyển sách này những tình cảm, niềm nhung nhớ cho 1 thời tuổi thơ và những câu chuyện đầy sâu sắc, ý nghĩa trong cuộc sống gia đình và bạn bè. -
Truyện ngắn Nam Cao
0.0
“Qua những truyện ngắn, con mắt nhìn Nam Cao đặt cho chúng ta, những ý nghĩ Nam Cao gợi dậy trong tâm trí chúng ta, và tinh thần trách nhiệm Nam Cao đề ra với chúng ta, càng ngày ta càng thấy rõ hơn.” (NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG) “Viết về những con người dưới đáy xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn.” (TS TRẦN ĐĂNG SUYỀN) “Ngày nay, chúng ta thường hay quan tâm và luận bàn về tính hiện đại của tác phẩm văn học, về cái mới và khả năng thử thách với thời gian của chúng. Thế mà những tác phẩm của chúng ta vẫn bị cũ đi, bị người đọc lãng quên rất nhanh, không chịu được thử thách của thời gian như những cái Nam Cao đã viết ra. Vậy thì ở những tác phẩm của Nam Cao có cái gì khiến nó vẫn cứ mới mãi, được người đọc đọc mãi…” (Nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU) -
Bỏ vợ
0.0
“Bỏ Vợ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Hồ Biểu Chánh. Giống như tên tác phẩm, nội dung truyện viết về cuộc đời và những câu chuyện hiện hữu hằng ngày xung quanh nhân vật Võ Như Bình mà nổi bật nhất có lẽ là câu chuyện bỏ vơ của ông. Võ Như Bình từ nhỏ đã mồ côi, quê tại một tỉnh Nam Bộ. Khi trưởng thành, ông học tập khá tốt và cũng tìm được một công việc ổn định tại một hãng buôn ở Sài Gòn. Qua sự mai mối của một người bạn, ông lấy được một cô vợ đám đang, ngoan hiền và sinh được một câu con trai. Cậu con trai ấy được đặt tên là Nghiệp. Cũng nhờ sự giúp đỡ của ông Ba Chánh, trong hội thi chọn kí lục, ông đã thi đỗ và được cử đến Cần Thơ. Tại đây, ông đã gặp được một người góa phụ xinh đẹp, duyên dáng. Hai người bén duyên và ông quyết định cưới người góa phụ làm vợ. Nhưng dường như thầy Bình đã quên đi người vợ vốn có của mình. Vợ của Bình ở Sài Gòn vì không thấy tin tức gì của chồng nên đã quyết định đi tìm ông. Lúc này, bà cũng mới hay tin mình đã bị ông phản bội để theo đuổi một người đàn bà khác. -
Bỏ chồng
0.0
Tác phẩm bỏ chồng thuật lại câu chuyện của nhân vật Oanh, một phụ nữ sống trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thể kỷ XX. Vì những cám dỗ của lợi ích vật chất, Oanh đã bỏ Thiện – người chồng rất mực yêu thương và tôn trọng cô cùng đứa con gái mới sáu tuổi, để đi theo ông Hội đồng Đàng. Song đến cuối cùng, Oanh cũng bị ông Hội đồng bỏ rơi. Lúc bấy giờ, Oanh mới tỉnh ngộ và cảm thấy ăn năn. Cô quay về mong cầu xin sự tha thứ của thầy Thiện, thế nhưng chính hành động của Oanh trước đây đã làm cho Thiện cạn nguội tình cảm. Xấu hổ trước những lỗi lầm mình đã phạm phải, Oanh quyết tâm ra đi để sám hối. -
Băn khoăn
0.0
Nếu như Hồn bướm mơ tiên (HBMT) là tiểu thuyết đầu tiên, thì Băn khoăn là quyển sau cùng của Khái Hưng viết. Hôm nay, tôi đọc trọn Băn khoăn, và sau cùng đã rã nó thành một mớ giấy vụn, như để giải nỗi băn khoăn trong lòng, dù hiệu quả chẳng là bao. HBMT chỉ nói đến tình yêu thuần khiết, yêu nhau trong tinh thần mà không cần đoàn viên, còn ái tình của Băn khoăn đa dạng và phong phú hơn: đó là cái ái tình kiểu mẫu của Lan Hương với Cảnh, hoặc của Oanh và Bản; đó là ái tình vụng trộm, thỏa cái cảm giác bệnh hoạn được cắm sừng bạn của Cảnh và Liên, mà đỉnh cao của nó là cái ái tình của cùng hai cha con và một người phụ nữ tên Hảo. Theo một người anh tôi quen, khái niệm tình yêu không xuất hiện trước Shakepeare. Và ở Việt Nam, tình yêu, theo nghĩa chân chính của nó, chưa xuất hiện cho đến khi phong trào thơ mới, cùng với tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn ra đời. “Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi…”. Đấy là câu Hoài Thanh – Hoài Chân dẫn lời ông Lưu Trọng Lư trong Thi nhân Việt Nam khi nói đến sự ảnh hưởng của phương Tây lên tâm hồn ta, trong ái tình nói riêng. Nhưng nỗi băn khoăn ở đây của Khái Hưng rộng rãi hơn cái ái tình nhiều. Dù chỉ giới hạn không gian của tiểu thuyết trong tầng lớp tư sản, cũng như chỉ đề cập vài nét biến đổi xã hội, nhưng ta hiểu nỗi băn khoăn của tác giả chính là nỗi băn khoăn thời đại, “vì chúng ta vẫn chưa có một mẫu người mới, một xã hội mới được xây dựng trên một ý thức hệ Việt mới” (Dương Nghiễm Mậu). -
Ái tình miếu
0.0
Theo ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cháu đích tôn của tác giả thì truyện "Ái tình miếu" được phỏng theo chuyện có thật của một người láng giềng, lúc ông sống ở Bến Súc, vùng đồn điền cao su Bến Cát. Phúc đang học bên Pháp, được tin cha qua đời nên bỏ học trở về nhà để giúp đỡ mẹ. Trong thời gian ở Pháp cha mẹ Phúc có hứa hôn cho Phúc với Hạnh, con gái của một chủ đồn điền cao su. Khi về nước Phúc đến thăm viếng vị hôn thê của mình. Qua sự gặp gỡ đó Phúc yêu Hạnh và dự định sẽ cưới Hạnh làm vợ. -
Ai làm được
0.0
Trước khi viết Ai làm được?, Hồ Biểu Chánh đã tham gia dịch một số truyện Trung Quốc và sáng tác truyện thơ U tình lục (1910). Nhưng sau khi đọc Hoàng Tố Oanh hàm oan của Gilbert Trần Chánh Chiếu, cụ nhận ra văn xuôi cảm người đọc hơn thơ, thế là cụ định tâm viết văn xuôi. Khi thuyên chuyển về Cà Mau làm việc năm 1912, Hồ Biểu Chánh bắt tay vào viết Ai làm được? rồi đem xuất bản nhiều kỳ trên báo Nông Cổ Mín Đàm. Hơn mười năm sau, cụ tự nhuận sắc lại và cho in thành sách tại nhà in Xưa-Nay ở Sài Gòn. Ai làm được? mở đầu với một cuộc gặp tại Cà Mau năm 1894 giữa ông lão giàu có Bạch Khiếu Nhàn với chàng thanh niên mồ côi Phan Chí Đại. Khiếu Nhàn không còn ai thân thích ngoài đứa cháu gái tên Bạch Tuyết. Mẹ Bạch Tuyết, con gái Khiếu Nhàn, là vợ cả quan phủ nhưng bị bà vợ hai thuốc chết. Việc này không đủ bằng chứng gì nên không thể mang ra tòa. Hôm gặp Chí Đại, thấy Chí Đại là người trung hiếu, Khiếu Nhàn muốn đưa về nuôi như con cháu trong nhà, rồi xin cho anh một chức ký lục chỗ quan phủ. Một hôm, nhân lúc Khiếu Nhàn về thăm quê miền Trung, bà vợ hai của quan phủ lập kế ép Bạch Tuyết cưới cháu bà đặng sau này thâu tóm gia sản nhà Khiếu Nhàn. Bạch Tuyết không chịu, thế là bà phủ mới loan tin đồn cô dan díu với Chí Đại, khiến cho Chí Đại bị đuổi, còn Bạch Tuyết thì bị đánh. Bức quá, Bạch Tuyết bỏ nhà đi để không bị rơi vào kế hoạch của kẻ thù giết mẹ. Gặp Chí Đại, hai người nảy sinh tình ý rồi kết thành vợ chồng. Nhưng Chí Đại không tìm được việc làm, chỉ còn nước đi kéo xe kiếm vài cắc mỗi ngày. Hai vợ chồng túng khổ đến mức, đứa con trai đầu lòng đẻ ra chưa bao lâu thì bệnh mà chết. Khiếu Nhàn về nhà nghe gia nhân thuật lại đầu đuôi thì rất đau lòng, mấy bận đi khắp lục tỉnh tìm kiếm. Cuối cùng may mắn thay gặp lại được cháu gái và cháu rể. Sau, để giúp cháu, ông hùng hạp với một người thương buôn để Chí Đại đi biển làm ăn. Vắng chồng, Bạch Tuyết ở nhà với ông ngoại, một hôm thấy người nhà quan phủ qua tìm gọi về ở, sợ rằng có mưu kế đằng sau, nên lại trốn nhà lần thứ hai lên Sài Gòn sống. Ở Sài Gòn, Bạch Tuyết nương nhờ nhà một bà già bán cháo, rồi vô tình kết nghĩa chị em với Băng Tâm, một cô gái đẹp phải trốn nhà đi vì bị con trai ông hội đồng ép quan hệ. Hai cô gái cùng sống với nhau ở nhà bà già một thời gian thì thình lình con trai ông hội đồng – tên Trường Khanh – dọn đến gần ở. Nhân lúc Băng Tâm ra ngoài, anh ta mới sang thú thật với Bạch Tuyết là mình đã hối lỗi và muốn tìm xin cưới Băng Tâm để chuộc tội cũng là để tìm người vợ có phẩm tiết. Bạch Tuyết bảo sẽ lựa lời khuyên nhủ. Chưa gì, vợ chồng quan phủ phát hiện ra nơi ở Bạch Tuyết, đòi bắt về Cà Mau. Băng Tâm sợ Bạch Tuyết bị hại nên xin đi cùng chăm sóc. Trường Khanh thấy thế cũng đi theo. Hai người Băng Tâm và Trường Khanh tìm cách cứu Bạch Tuyết khỏi nhà quan phủ thì lại bị bà phủ lập mưu đem bắt lên tòa. Bà phủ thừa cơ ép Bạch Tuyết uống thuốc độc, vừa may Chí Đại đi làm ăn xa về kịp lúc, nghe tin xộc vào nhà quan phủ, phá cửa cứu người. Có bằng chứng là chén thuốc độc, thêm nhân chứng là gia nhân, Chí Đại ra quan tòa tố cáo bà phủ. Trường Khanh và Băng Tâm được trở về, bà phủ bị bắt ở tù. Quan phủ cha Bạch Tuyết hiểu ra sự việc cũng ăn năn vì những chuyện xưa. Nhận thấy Trường Khanh đã trở nên một người đứng đắn, Băng Tâm bằng lòng lấy làm chồng. Chí Đại và Bạch Tuyết sau về ở với Khiếu Nhàn, và quan phủ dọn nhà sang ở sát bên, họ sống với nhau hòa thuận ấm êm, và câu chuyện khép lại tại đó. Ai làm được? là tác phẩm văn xuôi đầu tay của Hồ Biểu Chánh, nhưng nó mang nhiều điểm chung với các truyện sau đó: Người tốt kẻ xấu phân biệt rõ ràng. Kết truyện luôn có hậu. Không có gì bỏ ngỏ, các nút thắt đều được tháo gỡ. Cái sự trọn vẹn đó không khỏi làm ta nhớ đến các tác phẩm kinh điển của văn học Trung Đại. Những lưu lạc rồi đoàn viên trong Ai làm được? đó cũng giống như cái lưu lạc và đoàn viên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khiếu Nhàn cũng như Vương Ông, “một cây gánh vác biết bao nhiêu cành”. Cuộc đời của Chí Đại và Bạch Tuyết là điển hình cho câu Kiều “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Hơn nữa, cái tình cảnh của Bạch Tuyết những ngày tháng vò võ trông chồng nó chẳng phải giống cái tình cảnh của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc hay Thiếu phụ Nam Xương? Tuy làm ký lục, thông ngôn cho Tây, nhưng Hồ Biểu Chánh xuất thân là nông dân, biết đồng cảm với cái khổ của người nghèo, thế nên nhiều đoạn cụ viết chân thực và xúc động. Như cái đoạn tả tình cảnh vợ chồng Chí Đại nuôi con mà không có tiền, rồi con nhỏ bị bệnh chết, Chí Đại một mình cầm cuốc đào huyệt chôn con mà phập vào ngón chân chảy máu, hôm sau lại phải kéo xe với cái chân cà nhắc. Nhiều nhân vật trong truyện Hồ Biểu Chánh cũng có cái thân phận đáng thương như vậy. Trong cái bối cảnh xã hội mà người phụ nữ thì bị tước đoạt quyền hạnh phúc bởi bất bình đẳng giới và tư duy hủ lậu, người nghèo bị hà hiếp, người ngay thẳng bị thị phi, thành kiến hủy hoại, có biết bao nhiêu nước mắt bao nhiêu nỗi đời nào ai ghi lại. Thế nên văn của Hồ Biểu Chánh cũng giống như đang nói hộ cái tiếng lòng của những con người thấp cổ bé họng. Đọc văn Hồ Biểu Chánh, người ta tức vì những bất công thì người ta cũng vui lòng khi ác giả ác báo, thiện giả thiện lai. Lời văn của Hồ Biểu Chánh đơn giản mà thấm thía. Cụ không đưa vào truyện nhiều miêu tả phong cảnh hay phân tích nội tâm nhân vật mà chủ yếu tập trung vào diễn biến. Điều này, theo nhiều nhà nghiên cứu, là một trong những điểm kém đáng kể so với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, nên trong khi Tố Tâm được dư luận xem như điểm bắt đầu của tiểu thuyết chữ quốc ngữ thì Ai làm được? của Hồ Biểu Chánh, dù được viết từ trước đó 10 năm, lại không được xem trọng bằng. Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn học Sử yếu thậm chí không đề cập đến những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong sự hình thành thể loại tiểu thuyết. Cứ cho rằng phải viết như Tolstoy, như Dostoyevsky thì mới là tiểu thuyết, nếu nhìn ở một bình diện rộng lớn hơn, ta sẽ tự hỏi tại sao cứ phải là tiểu thuyết? Một độc giả của Hồ Biểu Chánh, Hồ Hữu Tường, trong Kể chuyện (Huệ Minh, 1965) chẳng đã bảo ông muốn nhường danh dự làm Dostoyevsky hay Tolstoy lại cho người khác, và ông chỉ muốn “kể chuyện”, “kể chuyện” cho hoang đường, cho hóm hỉnh, cho trào phúng, cho quê mùa mà thôi. Cả văn nghiệp của Hồ Hữu Tường cũng là minh chứng cho cái quan niệm đó. Phải chăng có điểm chung nào trong cách viết ở hai con người đất Nam Kỳ này đang dẫn chúng ta đến một cái gì đặc trưng miền Nam, mà như kỳ nữ Kim Cương, con gái của nghệ sĩ Bảy Nam, nói, đã khiến người miền Nam yêu thích văn của Hồ Biểu Chánh? Những ảnh hưởng sâu sắc của Hồ Biểu Chánh lên nghệ thuật cải lương và sau này là các bộ phim truyền hình dài tập đã cho thấy rõ hơn cáì đó, thứ khiến người ta bị cuốn vào câu chuyện như “nhập mộng rồi tỉnh”, khó có được khi đọc nhiều cuốn tiểu thuyết dù được ca tụng là kinh điển. Và biết đâu, chính cái lịch sử văn học tiền chiến xoay quanh các sự kiện và nhân vật ở miền Bắc lại chỉ là một phần của bức tranh lịch sử văn học Việt Nam khi mà, như Nguyễn Văn Trung nói trong quyển Văn xuôi Nam Bộ Nửa đầu thế kỷ 20 (NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1999) rằng hai miền có nhiều khác biệt về điều kiện sinh hoạt và diễn tiến văn hóa, theo đó, văn chương của miền Nam cũng có một lịch sử riêng, với những cột mốc riêng? Ngoài lề: Trong Ai làm được của Hồ Biểu Chánh có nhắc đến một người làm nghề bốc thuốc tên là Nhiêu Tâm. Liệu đó có phải là ông Đỗ Như Tâm (1840-1911), mà tên ông được đặt cho cái con đường người Sài Gòn vẫn biết đến như là phố vàng bạc? -
Tuổi Thơ Dữ Dội
5.0
Phùng Quán (1932 – 1995), sinh ra tại Thừa Thiên – Huế, Ông là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ông bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương. Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của ông được xuất bản và nhận giải thưởng văn học Thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam vào hai năm sau đó. Ngoài thể loại văn xuôi, ông còn viết những bài thơ thể hiện nỗi buồn của cuộc đời, một tâm hồn yêu nước, thương nòi, ngay thẳng và chứng kiến nhiều bất công dối trá: “Tôi muốn đúc thơ thành đạn Bắn vào tim những kẻ làm càn Những người tiêu máu của dân Như tiêu giấy bạc giả! Tôi đã đến dự những phiên toà Họp suốt ngày luận bàn xử tội Những con chuột mặc quần áo bộ đội Đục cơm khoét áo chúng ta Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói” “Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá” “Tôi có quyền gì được no hơn nhân dân tôi một miếng ăn? Tôi có quyền gì lên xe xuống ngựa Khi gót chân nhân dân tôi nứt nẻ bụi đường?” “Một niềm yêu tôi không đổi thay Một niềm tin tôi không thay đổi viết trên giấy có kẻ giòng Là nhà văn Tôi đã viết suốt 30 năm là chiến sĩ Tôi là xạ thủ cấp kiện tướng trung đoàn Tôi có thể viết như bắn …. Không có gì đẹp hơn Viết ngay và viết thẳng Là nhà văn Tôi yêu tha thiết Sự ngay thẳng tột cùng Ngay thẳng thuỷ chung Của mỗi chữ viết” “Có những phút ngã lòng Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy” Tuổi thơ dữ dội là cuốn sách không những chứa đựng một câu chuyện đầy xúc động mà lối viết của Phùng Quán còn rất hóm hỉnh, thông minh. Mình tin rằng Tuổi thơ dữ dội là chất liệu rất tuyệt vời để giáo dục các em nhỏ thời nay về lòng yêu nước cũng như những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hiếm có.
Sách Mỗi Ngày
SachMoiNgay.Com - Nơi tổng hợp những cuốn sách hay nên đọc, sách của những doanh nhân nổi tiếng mà bạn nên đọc mỗi ngày để làm giàu thêm kiến thức.
Mọi thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm trên Internet. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, Sách Mỗi Ngày sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.
Made with © 2023 SachMoiNgay
DANH MỤC
Văn học Việt Nam Tiểu Thuyết Phương Tây Tiểu Thuyết Đông Phương Cổ Tích - Thần Thoại Truyện Ma - Kinh Dị Truyện Cười - Tiếu Lâm Tác Phẩm Việt Sách Tranh - Cổ Tích Tiểu Thuyết Sách Mỗi Ngày Sách Tranh Sách Mỗi Ngày
TÁC PHẨM NỔI BẬT
Sách Hướng Dẫn Harry Potter Và Hòn Đá Phù Thủy 100 mẩu chuyện cổ Đông Tây Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Lịch sử Việt Nam bằng tranh Trên Đường Băng Câu chuyện Ông lão ăn mày Tác phẩm Thơ Duyên Truyện cổ Andersen Mối Tình Đầu
THÔNG TIN
Chính sách bảo mật Điều khoản dịch vụ Liên hệ: [email protected]
Sách Mỗi Ngày được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Ghi công 4.0 Quốc tế .
Xin chào, có vẻ như bạn đang đọc sách hổng phải trên trình duyệt, xem trên trình duyệt sẽ trải nghiệm tốt nhất ạ!
Sách Mỗi Ngày
Chào mừng đến với Sách Mỗi Ngày
Truy cập kho tiểu thuyết và sách tranh của bạn
Bạn chưa có tài khoản ? vui lòng chọn đăng ký Đăng ký