-
Hiểu Về Trái Tim
0.0
Đã bao giờ bạn tự dành thời gian để lắng nghe chính trái tim mình trước nhịp sống xô bồ, đầy dẫy những áp lực. Hiểu trái tim cũng chính là giúp bạn tự điều chỉnh cảm xúc, tâm hôn mình. “Hiểu về trái tim” sẽ giúp bạn soi sáng con đường tìm ra chính trái tim hiện tại của bạn. Hướng con người ta đến những giá trị thực sự của đời sống mà ở đó tình yêu, thành công và danh vọng chưa chắc đã là thước đo thực sự. Tác phẩm là những lời chỉ dẫn vô cùng chân thành, nhẹ nhàng giúp người đọc dễ dàng được thư giản sau một ngày làm việc mệt mỏi và lớn lao hơn có thế thay đổi tâm hồn của cả một con người. Thả trôi mình qua từng con chữ, từng trang sách, ta bỗng cảm thấy thật nhẹ nhàng, thư thái, bình yên. Tác phẩm bao gồm rất nhiều những giá trị nhân sinh, cùng với các triết lý sống thích hợp và tư tưởng sống tiến bộ. Hiểu về trái tim đưa ra. Thì chúng ta ta sẽ đạt đến một ngưỡng mới về mặt nhận thức. cũng như việc kiểm soát cảm xúc và các nguồn năng lượng tiêu cực trong mình. Tâm hồn sẽ được kết nối với trái tim giúp ta đưa ra những lựa chọn đúng đắn và trải qua một cuộc sống thư thả hơn... -
Số Đỏ
0.0
Đọc “Số Đỏ” – phải hiểu tình hình đất nước thời đó mới thấm được mặt trái xã hội Vũ Trọng Phụng truyền tải. Đối tượng nhà văn phê phán là tầng lớp tiểu tư sản Hà Thành đầu thế kỉ 20. Nhưng cái hay là ông không đi vào đối tượng chính mà mượn ngay Xuân – cái thằng “lươn lẹo” lại có thói “trưởng giả học làm sang” – để dựa vào nó mà đào sâu vào phê phán sự rởm đời của giới thượng lưu thành thị, từ đó chuyển hướng nói về “tấn trò đời” của những diễn viên đại tài – họ diễn trong cuộc sống, diễn với những người thân, và diễn cả với chính bản thân mình. Xuân Tóc Đỏ, cái thằng nắm sợi dây huyết mạch cho đứa con tinh thần, xuất hiện một cách hết sức dân dã, gần gũi, gần gũi đến mức trần trụi, vì nó đang bận chim chị hàng mía. Là vì nó cứ sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình… Bấy nhiêu con người góp mặt trong một bức tranh hết sức chân thật về cuộc sống của lớp thị dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. “Đỏ” Nếu nói về nhân vật may mắn đến bất bình thường trong văn học, Trung Quốc có Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký) thì Việt Nam phải nhắc đến Đốc Tờ Xuân. Đúng vậy, thực sự Xuân tóc đỏ số đỏ đến lạ kỳ. -
Thất Nhân Tâm
0.0
Trong thực tế của xử thế hằng ngày cũng như giao tiếp doanh nghiệp, chúng ta nhiều khi phải nói và ứng xử thất nhân tâm hơn là đắc nhân tâm. Nói cách khác, chúng ta chọc thiên hạ ghét nhiều hơn là chúng ta làm cho kẻ khác quý mến ta. Vậy tại sao kẻ khác dễ ghét ta hơn là dễ thương ta? Lý do thứ nhất: Cứ thông thường thì sự xa lạ, sự quen thân ít, sự lãnh đạm tạo môi trường thuận tiện cho sự nghi ngờ, sự đề phòng và cũng dọn đường cho sự phủ nhận, sự tấn công. Trong đời sống xã hội, các sự kiện kể trên là tình trạng tâm lý xảy ra Đông Tây kim cổ. Người khác đối với ta như vậy mà ta đối với người khác cũng như vậy. Tiếp xúc với một người lạ hay chỉ quen biết sơ sơ thôi và nếu họ ăn nói, cư xử lãnh đạm với ta thì ta tiếp xúc với thế thủ. Ta dè dặt lời nói. Ta quyết định cẩn thận. Nếu họ có tướng diện xấu, ăn nói vụng về, ăn mặc khiếm nhã, xét đoán chủ quan, hồ đồ, có cái nhìn soi mói... thì ta khó có thiện cảm với họ và rất có thể ta ghét họ nữa. Mà họ đã gây ác cảm với ta như vậy rồi, còn mong gì họ nói ta nghe, mong gì họ yêu cầu ta cái gì mà ta giúp. Rồi còn lâu mới làm ta giao du với họ hoặc hợp tác công việc với họ. Giữa ta và họ coi như “rút cầu”. Họ đối xử với ta như vậy, ta ghét họ. Hoặc ngược lại họ cũng ghét ta. Đó là tâm lý tự nhiên phần đông loài người. Đây là vấn đề bẩm phú, trừ một số nhỏ có “bẩm phú” ngược lại. Lý do thứ hai: Ta dễ thất nhân tâm bởi vì ta tự nhiên có khuynh hướng bày tỏ con người của ta một cách chủ quan. Ta thích suy nghĩ phán đoán như vậy. Ta thích phát biểu thế kia. Ta thích nhìn mà ngó ngang liếc dọc. Ta thích cười giòn, cười pháo nổ, cười như một loài chim rừng gáy, hay cười khú khú. Ta thích ăn mà ngốn. Ta thích nhai đồ ăn gây ồn ào. Ta thích húp canh có âm thanh sao đó. Chính cái “thích” ấy của ta làm cho kẻ khác không thích ta. Mà như vậy là ta thất nhân tâm. Lý do thứ ba: Đó là chưa nói có vô số trường hợp mà nếu muốn đừng làm cho kẻ khác ghét ta, đừng làm cho kẻ khác thù oán ta thì ta phải tự kiềm chế, tự giới hạn dữ dội lắm để ta đừng nói năng xúc phạm kẻ khác, đừng cư xử hồ đồ, suồng sã, đừng hỏi những câu tỏ ra tò mò đời tư của họ, thông tin đầu này đầu nọ ghét họ (họ ghét luôn tới ta). Biết bao trường hợp giao tiếp mà ta kém tế nhị, kém kín đáo lỡ hớ một hai lời nói là ta bị kẻ khác ngờ vực hoặc có ác cảm với ta ngay. Lý do thứ tư: Ai trong chúng ta cũng quen mang trong mình một “ông thần” chuyên môn chọc cho kẻ khác ghét ta cực độ. Ông thần ấy có tên là “tự ái”. Nơi bất cứ ai, nhất là nơi kẻ bình dân, ít học, kém luyện tâm trí, đặc biệt là nơi kẻ thuộc hạ của ta, “ông thần tự ái” là một cái gì đáng kinh khủng. Nghĩa là sao? Thưa, nghĩa là ai nói xúc phạm họ, có cử chỉ gì va chạm quyền lợi hay danh dự của họ, thì mặt họ hoặc đỏ bừng lên như gấc hoặc tái mét đi như chàm đổ, rồi họ nhăn mặt, nhíu mày, cau có, la hét chửi mắng trả đũa. Ông thần tự ái tạm thời biến họ thành một thứ điên trong cơn lôi đình. Ai khác hay nếu ta nô lệ thần tự ái như vậy thì còn gì nữa mà không thất nhân tâm. Như đã nói ở trên, chúng ta có khuynh hướng thất nhân tâm mạnh hơn đắc nhân tâm. Lý do cơ bản là vì ta mang trong mình khuynh hướng ích kỷ, chủ quan tự ái, thích trấn áp toàn những thứ chống lại kẻ khác. Bây giờ nếu muốn làm cho kẻ khác bằng lòng bằng mặt quý mến ta, thì ta phải nỗ lực chế ngự các loại khuynh hướng trên. Cho nên gây thiện cảm khó làm hơn ác cảm là tại vậy. Ta đứng gần con ngựa, khi nó muốn ngáp, nó cứ ngáp. Ngựa cùng bao nhiêu loài thú khác không có ý thức đời sống xã hội, nên khi ngáp không tìm cách che mồm miệng lại. Còn con người, có thú tính, cũng có lý trí, ý thức rằng sống trong xã hội phải giữ phép lịch sự. Vì lẽ đó khi ngồi trước mặt khách, ta vốn thích ngáp há miệng to cho đã quai hàm, nhưng ta lại phải lấy tay che miệng lại và nỗ lực hãm phanh cái ngáp, bạn thử nghĩ coi ngáp há to miệng (thất nhân tâm) với ngáp mà hãm ngáp (đắc nhân tâm) cái nào khó làm hơn? Mời các bạn đón đọc Thất Nhân Tâm của tác giả Hoàng Xuân Việt. -
Đảo Mộng Mơ
0.0
Đảo Mộng mơ là một lát cắt đời sống của những đứa trẻ lên 10 giàu trí tưởng tượng như tất cả mọi đứa trẻ. Chúng mơ mộng, tưởng tượng, và tự làm "hiện thực hóa" những khao khát của mình. Câu chuyện bắt đầu từ một đống cát, và được diễn ra theo nhân vật tôi - cu Tin. Có một hòn đảo hoang, trên đảo có Chúa đảo, phu nhân Chúa đảo, và một chàng Thứ... Bảy. Hàng ngày vợ chồng Chúa đảo và Thứ Bảy vẫn phải đi học, nhưng sau giờ học là một thế giới khác, của đảo, của biển có cá mập, và rừng có thú dữ. Hấp dẫn, đầy quyến rũ, có cãi vã, có cai trị, có yêu thương, có ẩu đả, và cả...những nụ hôn! Tuổi thơ trong Đảo Mộng mơ như trong những tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh, trong veo và ngọt ngào. Những muốn bé lại bằng cu Tin để được cười, được khóc, được làm Chúa đảo thích đọc sách và biết đánh lại lưu manh, bắt giam kẻ cắp. Để được hiểu rằng, đối với trẻ con, nhu cầu được tôn trọng đôi khi lớn hơn gấp bội so với nhu cầu được yêu thương. Văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn thế, trong sáng, dí dỏm, đầy ắp thực tế tâm lý, hành động và ngôn ngữ của trẻ. Hy vọng Đảo Mộng mơ thỏa mãn những khao khát "được chơi", được thỏa chí tưởng tượng mà không bị mắng là "hâm", là "bốc phét" của trẻ, cũng như những băn khoăn của các bậc cha mẹ, làm sao có thể giữ gìn sự trong trẻo hồn nhiên mãi cho con mình. -
Truyện ngắn Thạch Lam
5.0
Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Tác phẩm của ông mang một phong cách đặc biệt, thể hiện tài năng, sở trường sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Truyện ngắn Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động độc giả bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội nghiệp. -
Tắt đèn
0.0
Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. -
Việt Nam văn học sử yếu
0.0
Tác phẩm bao quát được một lượng kiến thức khổng lồ bắt đầu từ văn học dân gian cho đến các tác giả hiện đại cùng thời với Dương Quảng Hàm như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Không chỉ dừng ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả và tác phẩm văn học, sách còn đề cập đến các tác giả Trung Quốc có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, đến sự hình thành chữ Quốc Ngữ và ảnh hưởng của văn học Pháp đến nền quốc văn hiện đại. Tác phẩm “Việt Nam văn học sử yếu” là nguồn tri thức vô cùng quý giá về lịch sử cuộc sống tinh thần của con người ta vào một khoảng thời gian đã phai trong quá khứ. Đây cũng là tư liệu hiếm có được nhiểu độc giả về sau tham khảo,... Dương Quảng Hàm có hiệu là Hải Lượng là một nhà nghiên cứu giáo dục, văn học sử nổi tiếng của Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Tác phẩm “Việt Nam văn học sử yếu” được ông dày công biên soạn và được coi là một bộ sách giáo khoa thuộc kiến thức bậc trung học phổ thông vào năm 1951. -
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
0.0
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm là một trong những sáng tác thành công nhất của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010. Nguyễn Nhật Ánh viết ở mặt sau cuốn sách: "Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em". Với cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã thổi hồn vào những nhân vật xuyên suốt trong câu chuyện của mình. Từ cậu cu Mùi muốn tập tành làm “nhà cách mạng tí hon”, có trí mường tượng phong phú luôn muốn thay đổi tất cả những điều tất yếu và nhàm chán trong cuộc sống thường ngày đến các triết lí nghe có lúc ngô nghê, đôi khi lại đầy sâu sắc của những đứa trẻ chưa đi hết một phần 8 cuộc đời. Thông qua các tình huống đầy gây cấn, thú vị và hài hước, tác giả cũng muốn gửi gắm bạn vào quyển sách này những tình cảm, niềm nhung nhớ cho 1 thời tuổi thơ và những câu chuyện đầy sâu sắc, ý nghĩa trong cuộc sống gia đình và bạn bè. -
Truyện ngắn Nam Cao
0.0
“Qua những truyện ngắn, con mắt nhìn Nam Cao đặt cho chúng ta, những ý nghĩ Nam Cao gợi dậy trong tâm trí chúng ta, và tinh thần trách nhiệm Nam Cao đề ra với chúng ta, càng ngày ta càng thấy rõ hơn.” (NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG) “Viết về những con người dưới đáy xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn.” (TS TRẦN ĐĂNG SUYỀN) “Ngày nay, chúng ta thường hay quan tâm và luận bàn về tính hiện đại của tác phẩm văn học, về cái mới và khả năng thử thách với thời gian của chúng. Thế mà những tác phẩm của chúng ta vẫn bị cũ đi, bị người đọc lãng quên rất nhanh, không chịu được thử thách của thời gian như những cái Nam Cao đã viết ra. Vậy thì ở những tác phẩm của Nam Cao có cái gì khiến nó vẫn cứ mới mãi, được người đọc đọc mãi…” (Nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU) -
Bỏ vợ
0.0
“Bỏ Vợ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Hồ Biểu Chánh. Giống như tên tác phẩm, nội dung truyện viết về cuộc đời và những câu chuyện hiện hữu hằng ngày xung quanh nhân vật Võ Như Bình mà nổi bật nhất có lẽ là câu chuyện bỏ vơ của ông. Võ Như Bình từ nhỏ đã mồ côi, quê tại một tỉnh Nam Bộ. Khi trưởng thành, ông học tập khá tốt và cũng tìm được một công việc ổn định tại một hãng buôn ở Sài Gòn. Qua sự mai mối của một người bạn, ông lấy được một cô vợ đám đang, ngoan hiền và sinh được một câu con trai. Cậu con trai ấy được đặt tên là Nghiệp. Cũng nhờ sự giúp đỡ của ông Ba Chánh, trong hội thi chọn kí lục, ông đã thi đỗ và được cử đến Cần Thơ. Tại đây, ông đã gặp được một người góa phụ xinh đẹp, duyên dáng. Hai người bén duyên và ông quyết định cưới người góa phụ làm vợ. Nhưng dường như thầy Bình đã quên đi người vợ vốn có của mình. Vợ của Bình ở Sài Gòn vì không thấy tin tức gì của chồng nên đã quyết định đi tìm ông. Lúc này, bà cũng mới hay tin mình đã bị ông phản bội để theo đuổi một người đàn bà khác. -
Bỏ chồng
0.0
Tác phẩm bỏ chồng thuật lại câu chuyện của nhân vật Oanh, một phụ nữ sống trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thể kỷ XX. Vì những cám dỗ của lợi ích vật chất, Oanh đã bỏ Thiện – người chồng rất mực yêu thương và tôn trọng cô cùng đứa con gái mới sáu tuổi, để đi theo ông Hội đồng Đàng. Song đến cuối cùng, Oanh cũng bị ông Hội đồng bỏ rơi. Lúc bấy giờ, Oanh mới tỉnh ngộ và cảm thấy ăn năn. Cô quay về mong cầu xin sự tha thứ của thầy Thiện, thế nhưng chính hành động của Oanh trước đây đã làm cho Thiện cạn nguội tình cảm. Xấu hổ trước những lỗi lầm mình đã phạm phải, Oanh quyết tâm ra đi để sám hối. -
Băn khoăn
0.0
Nếu như Hồn bướm mơ tiên (HBMT) là tiểu thuyết đầu tiên, thì Băn khoăn là quyển sau cùng của Khái Hưng viết. Hôm nay, tôi đọc trọn Băn khoăn, và sau cùng đã rã nó thành một mớ giấy vụn, như để giải nỗi băn khoăn trong lòng, dù hiệu quả chẳng là bao. HBMT chỉ nói đến tình yêu thuần khiết, yêu nhau trong tinh thần mà không cần đoàn viên, còn ái tình của Băn khoăn đa dạng và phong phú hơn: đó là cái ái tình kiểu mẫu của Lan Hương với Cảnh, hoặc của Oanh và Bản; đó là ái tình vụng trộm, thỏa cái cảm giác bệnh hoạn được cắm sừng bạn của Cảnh và Liên, mà đỉnh cao của nó là cái ái tình của cùng hai cha con và một người phụ nữ tên Hảo. Theo một người anh tôi quen, khái niệm tình yêu không xuất hiện trước Shakepeare. Và ở Việt Nam, tình yêu, theo nghĩa chân chính của nó, chưa xuất hiện cho đến khi phong trào thơ mới, cùng với tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn ra đời. “Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi…”. Đấy là câu Hoài Thanh – Hoài Chân dẫn lời ông Lưu Trọng Lư trong Thi nhân Việt Nam khi nói đến sự ảnh hưởng của phương Tây lên tâm hồn ta, trong ái tình nói riêng. Nhưng nỗi băn khoăn ở đây của Khái Hưng rộng rãi hơn cái ái tình nhiều. Dù chỉ giới hạn không gian của tiểu thuyết trong tầng lớp tư sản, cũng như chỉ đề cập vài nét biến đổi xã hội, nhưng ta hiểu nỗi băn khoăn của tác giả chính là nỗi băn khoăn thời đại, “vì chúng ta vẫn chưa có một mẫu người mới, một xã hội mới được xây dựng trên một ý thức hệ Việt mới” (Dương Nghiễm Mậu). -
Ái tình miếu
0.0
Theo ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cháu đích tôn của tác giả thì truyện "Ái tình miếu" được phỏng theo chuyện có thật của một người láng giềng, lúc ông sống ở Bến Súc, vùng đồn điền cao su Bến Cát. Phúc đang học bên Pháp, được tin cha qua đời nên bỏ học trở về nhà để giúp đỡ mẹ. Trong thời gian ở Pháp cha mẹ Phúc có hứa hôn cho Phúc với Hạnh, con gái của một chủ đồn điền cao su. Khi về nước Phúc đến thăm viếng vị hôn thê của mình. Qua sự gặp gỡ đó Phúc yêu Hạnh và dự định sẽ cưới Hạnh làm vợ. -
Ai làm được
0.0
Trước khi viết Ai làm được?, Hồ Biểu Chánh đã tham gia dịch một số truyện Trung Quốc và sáng tác truyện thơ U tình lục (1910). Nhưng sau khi đọc Hoàng Tố Oanh hàm oan của Gilbert Trần Chánh Chiếu, cụ nhận ra văn xuôi cảm người đọc hơn thơ, thế là cụ định tâm viết văn xuôi. Khi thuyên chuyển về Cà Mau làm việc năm 1912, Hồ Biểu Chánh bắt tay vào viết Ai làm được? rồi đem xuất bản nhiều kỳ trên báo Nông Cổ Mín Đàm. Hơn mười năm sau, cụ tự nhuận sắc lại và cho in thành sách tại nhà in Xưa-Nay ở Sài Gòn. Ai làm được? mở đầu với một cuộc gặp tại Cà Mau năm 1894 giữa ông lão giàu có Bạch Khiếu Nhàn với chàng thanh niên mồ côi Phan Chí Đại. Khiếu Nhàn không còn ai thân thích ngoài đứa cháu gái tên Bạch Tuyết. Mẹ Bạch Tuyết, con gái Khiếu Nhàn, là vợ cả quan phủ nhưng bị bà vợ hai thuốc chết. Việc này không đủ bằng chứng gì nên không thể mang ra tòa. Hôm gặp Chí Đại, thấy Chí Đại là người trung hiếu, Khiếu Nhàn muốn đưa về nuôi như con cháu trong nhà, rồi xin cho anh một chức ký lục chỗ quan phủ. Một hôm, nhân lúc Khiếu Nhàn về thăm quê miền Trung, bà vợ hai của quan phủ lập kế ép Bạch Tuyết cưới cháu bà đặng sau này thâu tóm gia sản nhà Khiếu Nhàn. Bạch Tuyết không chịu, thế là bà phủ mới loan tin đồn cô dan díu với Chí Đại, khiến cho Chí Đại bị đuổi, còn Bạch Tuyết thì bị đánh. Bức quá, Bạch Tuyết bỏ nhà đi để không bị rơi vào kế hoạch của kẻ thù giết mẹ. Gặp Chí Đại, hai người nảy sinh tình ý rồi kết thành vợ chồng. Nhưng Chí Đại không tìm được việc làm, chỉ còn nước đi kéo xe kiếm vài cắc mỗi ngày. Hai vợ chồng túng khổ đến mức, đứa con trai đầu lòng đẻ ra chưa bao lâu thì bệnh mà chết. Khiếu Nhàn về nhà nghe gia nhân thuật lại đầu đuôi thì rất đau lòng, mấy bận đi khắp lục tỉnh tìm kiếm. Cuối cùng may mắn thay gặp lại được cháu gái và cháu rể. Sau, để giúp cháu, ông hùng hạp với một người thương buôn để Chí Đại đi biển làm ăn. Vắng chồng, Bạch Tuyết ở nhà với ông ngoại, một hôm thấy người nhà quan phủ qua tìm gọi về ở, sợ rằng có mưu kế đằng sau, nên lại trốn nhà lần thứ hai lên Sài Gòn sống. Ở Sài Gòn, Bạch Tuyết nương nhờ nhà một bà già bán cháo, rồi vô tình kết nghĩa chị em với Băng Tâm, một cô gái đẹp phải trốn nhà đi vì bị con trai ông hội đồng ép quan hệ. Hai cô gái cùng sống với nhau ở nhà bà già một thời gian thì thình lình con trai ông hội đồng – tên Trường Khanh – dọn đến gần ở. Nhân lúc Băng Tâm ra ngoài, anh ta mới sang thú thật với Bạch Tuyết là mình đã hối lỗi và muốn tìm xin cưới Băng Tâm để chuộc tội cũng là để tìm người vợ có phẩm tiết. Bạch Tuyết bảo sẽ lựa lời khuyên nhủ. Chưa gì, vợ chồng quan phủ phát hiện ra nơi ở Bạch Tuyết, đòi bắt về Cà Mau. Băng Tâm sợ Bạch Tuyết bị hại nên xin đi cùng chăm sóc. Trường Khanh thấy thế cũng đi theo. Hai người Băng Tâm và Trường Khanh tìm cách cứu Bạch Tuyết khỏi nhà quan phủ thì lại bị bà phủ lập mưu đem bắt lên tòa. Bà phủ thừa cơ ép Bạch Tuyết uống thuốc độc, vừa may Chí Đại đi làm ăn xa về kịp lúc, nghe tin xộc vào nhà quan phủ, phá cửa cứu người. Có bằng chứng là chén thuốc độc, thêm nhân chứng là gia nhân, Chí Đại ra quan tòa tố cáo bà phủ. Trường Khanh và Băng Tâm được trở về, bà phủ bị bắt ở tù. Quan phủ cha Bạch Tuyết hiểu ra sự việc cũng ăn năn vì những chuyện xưa. Nhận thấy Trường Khanh đã trở nên một người đứng đắn, Băng Tâm bằng lòng lấy làm chồng. Chí Đại và Bạch Tuyết sau về ở với Khiếu Nhàn, và quan phủ dọn nhà sang ở sát bên, họ sống với nhau hòa thuận ấm êm, và câu chuyện khép lại tại đó. Ai làm được? là tác phẩm văn xuôi đầu tay của Hồ Biểu Chánh, nhưng nó mang nhiều điểm chung với các truyện sau đó: Người tốt kẻ xấu phân biệt rõ ràng. Kết truyện luôn có hậu. Không có gì bỏ ngỏ, các nút thắt đều được tháo gỡ. Cái sự trọn vẹn đó không khỏi làm ta nhớ đến các tác phẩm kinh điển của văn học Trung Đại. Những lưu lạc rồi đoàn viên trong Ai làm được? đó cũng giống như cái lưu lạc và đoàn viên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khiếu Nhàn cũng như Vương Ông, “một cây gánh vác biết bao nhiêu cành”. Cuộc đời của Chí Đại và Bạch Tuyết là điển hình cho câu Kiều “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Hơn nữa, cái tình cảnh của Bạch Tuyết những ngày tháng vò võ trông chồng nó chẳng phải giống cái tình cảnh của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc hay Thiếu phụ Nam Xương? Tuy làm ký lục, thông ngôn cho Tây, nhưng Hồ Biểu Chánh xuất thân là nông dân, biết đồng cảm với cái khổ của người nghèo, thế nên nhiều đoạn cụ viết chân thực và xúc động. Như cái đoạn tả tình cảnh vợ chồng Chí Đại nuôi con mà không có tiền, rồi con nhỏ bị bệnh chết, Chí Đại một mình cầm cuốc đào huyệt chôn con mà phập vào ngón chân chảy máu, hôm sau lại phải kéo xe với cái chân cà nhắc. Nhiều nhân vật trong truyện Hồ Biểu Chánh cũng có cái thân phận đáng thương như vậy. Trong cái bối cảnh xã hội mà người phụ nữ thì bị tước đoạt quyền hạnh phúc bởi bất bình đẳng giới và tư duy hủ lậu, người nghèo bị hà hiếp, người ngay thẳng bị thị phi, thành kiến hủy hoại, có biết bao nhiêu nước mắt bao nhiêu nỗi đời nào ai ghi lại. Thế nên văn của Hồ Biểu Chánh cũng giống như đang nói hộ cái tiếng lòng của những con người thấp cổ bé họng. Đọc văn Hồ Biểu Chánh, người ta tức vì những bất công thì người ta cũng vui lòng khi ác giả ác báo, thiện giả thiện lai. Lời văn của Hồ Biểu Chánh đơn giản mà thấm thía. Cụ không đưa vào truyện nhiều miêu tả phong cảnh hay phân tích nội tâm nhân vật mà chủ yếu tập trung vào diễn biến. Điều này, theo nhiều nhà nghiên cứu, là một trong những điểm kém đáng kể so với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, nên trong khi Tố Tâm được dư luận xem như điểm bắt đầu của tiểu thuyết chữ quốc ngữ thì Ai làm được? của Hồ Biểu Chánh, dù được viết từ trước đó 10 năm, lại không được xem trọng bằng. Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn học Sử yếu thậm chí không đề cập đến những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong sự hình thành thể loại tiểu thuyết. Cứ cho rằng phải viết như Tolstoy, như Dostoyevsky thì mới là tiểu thuyết, nếu nhìn ở một bình diện rộng lớn hơn, ta sẽ tự hỏi tại sao cứ phải là tiểu thuyết? Một độc giả của Hồ Biểu Chánh, Hồ Hữu Tường, trong Kể chuyện (Huệ Minh, 1965) chẳng đã bảo ông muốn nhường danh dự làm Dostoyevsky hay Tolstoy lại cho người khác, và ông chỉ muốn “kể chuyện”, “kể chuyện” cho hoang đường, cho hóm hỉnh, cho trào phúng, cho quê mùa mà thôi. Cả văn nghiệp của Hồ Hữu Tường cũng là minh chứng cho cái quan niệm đó. Phải chăng có điểm chung nào trong cách viết ở hai con người đất Nam Kỳ này đang dẫn chúng ta đến một cái gì đặc trưng miền Nam, mà như kỳ nữ Kim Cương, con gái của nghệ sĩ Bảy Nam, nói, đã khiến người miền Nam yêu thích văn của Hồ Biểu Chánh? Những ảnh hưởng sâu sắc của Hồ Biểu Chánh lên nghệ thuật cải lương và sau này là các bộ phim truyền hình dài tập đã cho thấy rõ hơn cáì đó, thứ khiến người ta bị cuốn vào câu chuyện như “nhập mộng rồi tỉnh”, khó có được khi đọc nhiều cuốn tiểu thuyết dù được ca tụng là kinh điển. Và biết đâu, chính cái lịch sử văn học tiền chiến xoay quanh các sự kiện và nhân vật ở miền Bắc lại chỉ là một phần của bức tranh lịch sử văn học Việt Nam khi mà, như Nguyễn Văn Trung nói trong quyển Văn xuôi Nam Bộ Nửa đầu thế kỷ 20 (NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1999) rằng hai miền có nhiều khác biệt về điều kiện sinh hoạt và diễn tiến văn hóa, theo đó, văn chương của miền Nam cũng có một lịch sử riêng, với những cột mốc riêng? Ngoài lề: Trong Ai làm được của Hồ Biểu Chánh có nhắc đến một người làm nghề bốc thuốc tên là Nhiêu Tâm. Liệu đó có phải là ông Đỗ Như Tâm (1840-1911), mà tên ông được đặt cho cái con đường người Sài Gòn vẫn biết đến như là phố vàng bạc? -
Trạng Lợn
5.0
Trạng Lợn là một nhân vật dân gian nổi tiếng gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Trong kho tàng truyện cười Việt Nam, Trạng Lợn xuất hiện như một nhân vật trào phúng, đóng vai trò trong việc phê phán, châm biếm những thói xấu của xã hội đương thời. Truyện “Trạng Lợn” là tác phẩm với những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hàng ngày của Trạng Lợn. Những tình huống truyện hài hước, mang đậm sắc thái dân gian Việt Nam đã cho chúng ta thấy được phần nào xã hội phong kiến nước ta thời xưa. Các giai cấp được phân chia rõ ràng, có quan lại, có địa chủ, có nông dân, có nô lệ và cả những tên tay sai bán danh dự để có được lợi ích riêng. Ở xã hội đó, Trạng Lợn được coi là một con người ngang ngược, thích bày trò quậy phá. Ấy vậy, Trạng lại được đông đảo nhân dân ủng hộ mình. Có lẽ cũng bởi mục đích mà Trạng làm vậy cũng chỉ để châm biếm bọn quan lại tham lam, tàn nhẫn. Qua đó, tác phẩm cũng cho chúng ta thấy được mặt trái của xã hội, nơi những con người không có quyền lực, không có của cải luôn là những người ở đáy xã hội. Hoặc là họ sẽ chọn cách sống ngay thẳng với bản thân của mình, hoặc là họ sẽ biến đổi bản chất con người chỉ để thoát khỏi kiếp sống nghèo khổ. Không phải là một tác phẩm quá dài nhưng “Trạng Lợn” vẫn đem lại những giây phút thư giãn hài hước với những tình tiết thú vị. Và đặc biệt là những bài học sâu sắc của xã hội đương thời để lại cho chúng ta. -
Trạng Quỳnh
0.0
Trạng Quỳnh là tác phẩm của tác giả: Nguyễn Văn Hương còn được biết đến với bút danh là Kim Khánh. Nhà văn sinh năm 1953 rất nổi tiếng với thể loại truyện và truyện tranh giáo dục dành cho thiếu nhi. Truyện cười dân gian Trạng Quỳnh châm biếm sâu cay Truyện cười dân gian Trạng Quỳnh xứng đáng là một bộ truyện Việt Nam hay nhất không chỉ dành cho thiếu nhi mà còn cho mọi lứa tuổi. Nếu có thời gian đọc truyện Trạng Quỳnh trọn bộ thì bạn sẽ có một cái nhìn và cảm nhận sâu sắc tới một ông Trạng cực kì nổi tiếng mà trải qua bao nhiêu đời qua vẫn còn sống mãi trong tim của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Trong thời đại hiện nay, để thưởng thức được hơn 200 tập của truyện bạn hoàn toàn có thể đọc truyện Trạng Quỳnh online rất tiện và dễ dàng mà không cần đọc sách theo cách truyền thống. Mời bạn đón đọc không chỉ để thư giãn mà còn để rút ra nhưng bài học quý giá dành cho bản thân. Vậy, Trạng Quỳnh là ai? Các bạn hãy đọc sách Trạng Quỳnh online tại SachMoiNgay.com và cảm nhận từng câu chuyện thú vị nhé! -
Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ
0.0
Thành ngữ, tục ngữ được coi là tài sản văn hóa của toàn thể nhân dân. Chúng lột tả những đặc trưng văn hóa quốc gia, vùng miền, lịch sử. Đồng thời chúng còn ẩn chứa những lời khuyên răn, kinh nghiệm sống mà đời trước muốn truyền lại đến đời sau,… -
Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam
5.0
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi gồm 05 tập, tác phẩm là công trình nghiên cứu được ông biên soạn từ năm 1957 đến năm 1982 thì hoàn thành. Thế giới cổ tích Việt Nam theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi có thể được phân thành 3 thể loại là truyện cổ tích lịch sử, cổ tích thế sự và cổ tích thần kỳ. Thành công của tác phẩm Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Sự thành công của tác phẩm Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được biết đến khi có rất nhiều nhà sản xuất, nhà xuất bản mua bản quyền và được tái bản rất nhiều cùng số lượng đầu sách rất lớn. Đã từ lâu mong ước của nhiều người là có được trọn bộ cổ tích Việt Nam như một di sản của tâm hồn Việt, là nguồn gốc của lịch sử văn hóa Việt Nam dành cho thế hệ mai sau. Tác phẩm được tác giả sưu tầm, biên soạn cực kỳ tỉ mỉ dựa trên nguồn tư liệu dân gian phong phú, có kết cấu chặt chẽ nên thu hút được sự quan tâm rộng rãi của độc giả mọi lứa tuổi. Đặc biệt là truyện cổ tích thiếu nhi có giá trị giáo dục, nhân văn nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ em những điều tốt đẹp của cuộc sống. Giá trị của Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Mỗi người Việt Nam từ thuở thơ ấu khi nghe ông bà, bố mẹ kể chuyện cổ tích Việt Nam cho nghe đều cảm thấy rất lôi cuốn, gợi lên bao niềm mơ ước về một thế giới diệu kỳ, nơi người nghèo khổ lương thiện luôn nhận được sự giúp đỡ của thần tiên hay ông Bụt nhân từ. Ở đó cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, người sống nhân hậu hiền lành sẽ luôn gặp điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống. Những kẻ ăn ở độc ác sẽ gặp phải quả báo, kẻ sống sống không lương thiện chuyên hãm hại người khác đến cuối cùng cũng phải chịu bất hạnh do những việc đã gây ra, đó chính là luật nhân quả. Thế giới truyện cổ tích giúp cho các bạn thiếu nhi lớn lên cùng niềm tin tốt đẹp, biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết yêu thương giúp đỡ người xung quanh mình để các em thêm yêu, thêm hiểu giá trị của cuộc sống, làm hành trang cho người trẻ bước vào đời. Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là những câu truyện cổ tích hấp dẫn, lôi cuốn và ly kỳ, người đọc sẽ cảm nhận được những cảm xúc buồn vui, tuyệt vọng, vỡ òa hạnh phúc cùng các nhân vật chính trong tưng câu truyện. Bộ sách là sự tập hợp và chọn lọc những truyện cổ tích tiêu biểu như: sự tích con muỗi, quả trứng thần kỳ, rắn và hoa, mụ yêu tinh và bầy trẻ, người hóa rắn, sự tích dưa hấu, sự tích cây nêu ngày Tết,... với cách kể truyện hấp dẫn, ngôn từ bình dị quen thuộc và giữ được không khí cổ xưa của loại truyện cổ tích dân gian. Với giá trị của mình, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được bạn đọc quan tâm và tìm đọc, bạn có thể khám phá thế giới truyện cổ tích tại website ..., chúc bạn có phút giây thư giãn vui vẻ! -
Truyện tranh cổ tích Việt Nam
0.0
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam sẽ đưa các bé bước chân vào những cuộc phiêu lưu hấp dẫn, đầy màu sắc thần kì của Thế giới cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian mang yếu tố hoang đường, phản ánh nhiều mặt về cuộc sống vật chất và tinh thần, về tâm tư và ước vọng của nhân dân ta thời xưa. Những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn cùng với bao bài học bổ ích, ý nghĩa về cuộc sống được Thế giới cổ tích giới thiệu chắc chắn sẽ khiến cho các bé vô cùng thích thú. -
Truyện tranh cho bé - Tác giả Hiền Bùi
0.0
Mời các bạn và các bé cùng Sách Mỗi Ngày theo dõi bộ truyện tranh dành cho bé của tác giả Hiền Bùi!
Sách Mỗi Ngày
SachMoiNgay.Com - Nơi tổng hợp những cuốn sách hay nên đọc, sách của những doanh nhân nổi tiếng mà bạn nên đọc mỗi ngày để làm giàu thêm kiến thức.
Mọi thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm trên Internet. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, Sách Mỗi Ngày sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.
Made with © 2023 SachMoiNgay
DANH MỤC
Văn học Việt Nam Tiểu Thuyết Phương Tây Tiểu Thuyết Đông Phương Cổ Tích - Thần Thoại Truyện Ma - Kinh Dị Truyện Cười - Tiếu Lâm Tác Phẩm Việt Sách Tranh - Cổ Tích Tiểu Thuyết Sách Mỗi Ngày Sách Tranh Sách Mỗi Ngày
TÁC PHẨM NỔI BẬT
Sách Hướng Dẫn Harry Potter Và Hòn Đá Phù Thủy 100 mẩu chuyện cổ Đông Tây Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Lịch sử Việt Nam bằng tranh Trên Đường Băng Câu chuyện Ông lão ăn mày Tác phẩm Thơ Duyên Truyện cổ Andersen Mối Tình Đầu
THÔNG TIN
Chính sách bảo mật Điều khoản dịch vụ Liên hệ: [email protected]
Sách Mỗi Ngày được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Ghi công 4.0 Quốc tế .
Xin chào, có vẻ như bạn đang đọc sách hổng phải trên trình duyệt, xem trên trình duyệt sẽ trải nghiệm tốt nhất ạ!
Sách Mỗi Ngày
Chào mừng đến với Sách Mỗi Ngày
Truy cập kho tiểu thuyết và sách tranh của bạn
Bạn chưa có tài khoản ? vui lòng chọn đăng ký Đăng ký